# Content requirements

Các yêu cầu về luật định khi thiết kế nội dung quảng cáo.

# Thông tin thuốc

Căn cứ khoản 1 điều 112 Nghị định 54/2017/NĐ-CP và điểm a khoản 5 Điều 76 của Luật Dược 2016 nội dung thông tin thuốc dành cho cán bộ y tế trường hợp phát hành tài liệu gồm những mục sau:

  • ⬜️ Tên thuốc
  • ⬜️ Thành phần
  • ⬜️ Nồng độ/ Hàm lượng
  • ⬜️ Dạng bào chế
  • ⬜️ Chỉ định
  • ⬜️ Chống chỉ định
  • ⬜️ Liều dùng - Cách dùng
  • ⬜️ Sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt
  • ⬜️ Các thông tin liên quan đến cảnh báo và an toàn
  • ⬜️ Dòng chữ "Tài liệu thông tin thuốc" ở trên đầu tất cả các trang.
  • ⬜️ Cuối trang đầu nội dung phải ghi rõ "Số giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc của Bộ Y tế: .../XNTT, ngày ... tháng ... năm ..."
  • ⬜️ "Tài liệu này có ... trang, thông tin chi tiết sản phẩm xem ở trang..." khi có nhiều trang
  • ⬜️ Và các thông tin cần thiết khác

Trong đó, Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú là bắt buộc, còn Sử dụng cho người lái tàu xe, vận hành máy móc thì không yêu cầu bắt buộc đưa vào nội dung.

Nếu mục Cảnh báo và thận trọngTương tác - tương kỵ có nội dung thì bắt buộc phải thêm vào nội dung thông tin thuốc.

TIP

Thành phần thuốc chỉ bắt buộc ghi tên hoạt chất/ dược liệu mà không bắt buộc ghi nồng độ/ hàm lượng. Đối với tên dược liệu, ghi tên thông dụng bằng tiếng Việt, nếu không có tên tiếng Việt thì mới cần ghi tên Latin. Đồng thời không bắt buộc phải liệt kê tá dược.

Quy tắc này áp dụng đồng thời cho phần Thông tin thuốcQuảng cáo thuốc.

# Hội thảo giới thiệu thuốc

Trường hợp thông tin thuốc dưới hình thức tổ chức hội thảo giới thiệu thuốc thì ngoài các mục như trên, cần bổ sung các mục:

  • ⬜️ Họ tên báo cáo viên
  • ⬜️ Chức danh khoa học của báo cáo viên

# Quảng cáo thuốc

Căn cứ khoản 2 điều 125 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, nội dung quảng cáo thuốc bao gồm các mục bắt buộc như sau:

  • ⬜️ Tên thuốc Media OOH
  • ⬜️ Thành phần Media OOH
  • ⬜️ Chỉ định Media
  • ⬜️ Liều dùng - Cách dùng
  • ⬜️ Chống chỉ định, những khuyến cáo cho đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính) Media
  • ⬜️ Thận trọng và những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc.
  • ⬜️ Tác dụng phụ và phản ứng có hại
  • ⬜️ Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc Media OOH
  • ⬜️ Lời dặn "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng" Media OOH
  • ⬜️ Cuối trang đầu nội dung phải ghi rõ "Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: .../XNQC, ngày ... tháng ... năm ..." OOH
  • ⬜️ "Tài liệu này có ... trang, thông tin chi tiết sản phẩm xem ở trang..." khi có nhiều trang
  • ⬜️ Nếu quảng cáo có sử dụng các thông tin y khoa thì phải ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo. Chỉ sử dụng các thông tin từ các nguồn có bình duyệt (nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học, sách); không sử dụng white paper (bài báo cáo hội nghị, bài tự công bố).

PrintAds

Đối với quảng cáo in ấn (tờ rơi, brochure, báo chí...) thì nội dung phải có đầy đủ các mục liệt kê ở trên.

Media

Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình, bắt buộc phải có các nội dung có nhãn Media như trên. Trường hợp thành phần có từ 03 hoạt chất trở lên phải độc từng hoạt chất hoặc đọc tên của các nhóm hoạt chất.

OOH

Quảng cáo ngoài trời (OOH) bắt buộc phải có các nội dung có nhãn OOH ở trên. Trường hợp trong quảng cáo có thông tin về Công dụng và/ hoặc Chỉ định thì bắt buộc phải có các nội dung khác giống như quảng cáo print ads.

WARNING

Nội dung quảng cáo thuốc chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc, không đưa những thông tin không liên quan đến thuốc.

  • Thông tin bệnh lý.
  • Thông tin hoạt chất/ dược liệu.

# Quảng cáo TPCN

  • ⬜️ Tên TPCN
  • ⬜️ Tên và địa chỉ công ty.
  • ⬜️ Công dụng chính
  • ⬜️ Tác dụng phụ (nếu có)
  • ⬜️ Khuyến cáo "Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"

Các nội dung khác có thể thực hiện tương tự quy định về quảng cáo thuốc.

Không được quảng cáo TPCN gây hiểu nhầm là thuốc và có tác dụng điều trị bệnh.

TIP

  • Nên bổ sung từ "hỗ trợ" trước các công dụng của TPCN.
  • Chỉ cần để địa chỉ trụ sở công ty, không cần địa chỉ nhà máy (phần này khác với nội dung thuốc.)

# Prohibited content

# Quy định pháp luật

Các nội dung dưới đây bị cấm khi thông tin/ quảng cáo thuốc theo điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

  1. Các nội dung tạo ra cách hiểu: thuốc này là số một; Thuốc này tốt hơn tất cả; Sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất; Sử dụng thuốc này không cần ý kiến của thầy thuốc; Thuốc này hoàn toàn vô hại; Thuốc không có chống chỉ định; Thuốc không có tác dụng không mong muốn; Thuốc không có tác dụng có hại.
  2. Nội dung mang tính suy diễn, hoặc vượt quá tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc.
  3. Chỉ định của từng thành phần/ hoạt chất mà không phải là chỉ định của thuốc.
  4. Các từ, cụm từ "điều trị tận gốc", "tiệt trừ", "chuyên trị", "hàng đầu", "đầu bảng", "đầu tay", "lựa chọn", "chất lượng cao", "đảm bảo 100%", "an toàn", "dứt", "cắt đứt", "chặn đứng", "giảm ngay", "giảm liền", "giảm tức thì", "khỏi ngay", "khỏi hẳn", "yên tâm", "không lo", "khỏi lo", "khuyên dùng", "điện thoại từ vấn"...

# Ý kiến Cục QLD

  1. Không được sử dụng logo của tổ chức Y tế Thế giới.
  2. Không được quảng cáo các chỉ định dành cho thuốc kê đơn (Thông tư 07/2017/TT-BYT)

# Nội quy công ty

  1. Không ghi nguồn gốc xuất xứ của dược liệu.
  2. Không đưa hình ảnh các giải thưởng dành cho nhãn hàng.
  3. Không dùng cụm "OPC Pharma" mà chỉ được dùng tên viết tắt của công ty là "OPC".
  4. Không sử dụng cụm "Điện thoại từ vấn" mà chỉ được dùng cụm "Điện thoại liên hệ".
  5. Không sử dụng danh hiệu Thương hiệu quốc gia (Vietnam value) cho các sản phẩm nằm ngoài danh sách theo quyết định của BCT. Trước đây danh hiệu này cấp cho thương hiệu (tức OPC) nhưng nay chỉ cấp cho nhãn hiệu (tức sản phẩm).