# Giám định vi phạm SHTT
# Cơ quan giám định
Cơ quan có thẩm quyền giám định vi phạm SHTT gồm:
- Viện Khoa học & Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ).
- Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an).
# Đối tượng giám định
Đối tượng giám định có thể là:
- Nhãn hiệu vs Nhãn hiệu
- Tên thương mại vs Nhãn hiệu
- Bản thu âm, thu hình vs Bản quyền tác giả
WARNING
Hiện nay, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ không có chức năng giám định Tên thương mại vs Tên thương mại.
# Hồ sơ
Hồ sơ thực hiện giám định gồm:
- Đơn đề nghị giám định
- Tài liệu chứng minh sở hữu
- Dấu hiệu nghi ngờ vi phạm
Dấu hiệu nghi ngờ vi phạm có thể là:
- Ảnh chụp sản phẩm nghi ngờ vi phạm (nhãn hiệu hàng hóa)
- Biển hiệu (tên thương mại)
Ảnh chụp đội tượng giám định phải được in màu trên khổ A4, in 03 bản giống hệt nhau.
Phí giám định có thể chuyển khoản trước và đính kèm ủy nhiệm chi trong hồ sơ giám định; hoặc nộp trực tiếp khi nộp đơn; hoặc có thể nộp sau khi nộp đơn.
Có thể yêu cầu bên thực hiện giám định lập Hợp đồng giám định và xuất hóa đơn tài chính (sau khi tiếp nhận đơn).
Phí giám định Nhãn hiệu vs Nhãn hiệu cho 01 nhóm (không quá 06 sản phẩm) trong thời gian tiêu chuẩn là 2.000.000đ. Nếu thực hiện giám định nhiều hơn 01 nhóm hoặc giám định nhanh thì tham khảo bảng giá.
☎️ Hotline 1800556863
# Thời gian giám định
Thời gian để cơ quan giám định đưa ra kết luận cuối cùng thông thường khoảng 1 tháng (22 ngày làm việc). Nếu cần giám định nhanh thì nộp thêm phí.
# Giám định nhãn hiệu
Khi thực hiện giám định nhãn hiệu, cơ quan giám định sẽ xem xét các yếu tố:
- Dấu hiệu vi phạm gắn trên hàng hóa/ bao bì hàng hóa/ phương tiện dịch vụ/ biển hiệu/ giấy tờ giao dịch/ phương tiện quảng cáo/ phương tiện kinh doanh khác.
- Dấu hiệu vi phạm trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn về (1) hàng hóa/ dịch vụ và (2) dấu hiệu thương mại.
- Trùng nhau cả 2 yếu tố.
- Một yếu tố trùng nhau, một yếu tố "tương tự".
- Cả hai yếu tố đều "tương tự" nhưng có căn cứ/ cơ sở để khẳng định rằng người tiêu dùng có khả năng bị nhầm lẫn.
- Việc sử dụng Dấu hiệu là hành vi không được phép Cơ quan giám định xem xét một số trường hợp đặc biệt như Chuyển giao lixăng, sử dụng trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
TIP
Nếu đối tượng bảo hộ và đối tượng giám định thuộc một trong các loại hàng hóa/ dịch vụ sau đây thì có thể xem là tương tự:
- Thuốc (thuốc hóa dược và thuốc dược liệu/ đông y),
- Thực phẩm chức năng,
- Mỹ phẩm,
- Kinh doanh/ phân phối sản phẩm thuộc lĩnh vực y tế (thuốc, TPCN, thiết bị y tế...),
- Kinh doanh dịch vụ liên quan đến ngành dược (kiểm nghiệm, bảo quản, thử lâm sàng, đăng ký thuốc, và các hoạt động logistic khác)
Thuốc và TPCN thuộc nhóm 05 (theo phân loại NICE), còn mỹ phẩm thuộc nhóm 03 nhưng về bản chất hai nhóm này rất tương đồng với nhau.
- Các loại dầu, tinh dầu có thể là thuốc hoặc mỹ phẩm nhưng bản chất hoàn toàn giống nhau.
- Sản phẩm trị bỏng cũng có thể là thuốc hoặc mỹ phẩm.
- Sản phẩm trị mụn (chẳng hạn chứa tinh chất Nghệ) có thể là thuốc hoặc mỹ phẩm.
# Kết quả
Kết quả giám định có thể là 1 trong 3 trường hợp:
- Không vi phạm,
- Cạnh tranh không lành mạnh,
- Xâm phạm quyền.
WARNING
Kết quả giám định theo yêu cầu (không phải là trưng dụng của cơ quan thực thi) chỉ là một tài liệu có tính chất dùng để tham khảo cho các cơ quan thực thi. Các cơ quan thực thi có thể căn cứ vào kết quả giám định, nhận định của riêng họ, kinh nghiệm xử lý các vụ tương tự trước đây để đưa ra kết luận có giá trị pháp lý như quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay quyết định tịch thu tang vật...
Bên cạnh giám định, các cơ quan thực thi có thể áp dụng hình thức tham vấn ý kiến chuyên môn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ để làm căn cứ đưa ra quyết định hành chính.
Các cơ quan thực thi gửi công văn tham vấn ý kiến chuyên môn thì Cục SHTT bắt buộc phải có nghĩa vụ trả lời, còn doanh nghiệp (hoặc đại diện sở hữu công nghiệp) xin ý kiến thì Cục không bắt buộc phải trả lời doanh nghiệp.