# Risk identification

Nhận diện rủi ro trong một số tình huống khác nhau.

# Terms

Trong hoạt động phân tích rủi ro, cần chú ý các thuật ngữ sau để thống nhất kết quả phân tích:

  1. Quá trình: là một chuỗi các hoạt động từ đầu vào đến đầu ra, một doanh nghiệp có thể bao gồm nhiều quá trình độc lập với nhau để cho ra nhiều đầu ra khác nhau (eg: sản xuất, marketing, bảo hành...). Trong một số trường hợp, quy trình có thể được xem là quá trình nếu nó có đầu ra rõ ràng và độc lập với các quy trình khác.
  2. Quy trình: để mô tả một nhóm nhiều hành động liên tiếp trong quá trình người ta sẽ gom lại và trình bày trong quy trình. Do đó, thông thường một quá trình sẽ bao gồm nhiều quy trình.
  3. Hoạt động: là một hoạt động/ một bước cụ thể trong quy trình.
  4. Nguồn rủi ro: là nguồn các yếu tố góp phần vào các kết quả tiêu cực hay tích cực.
  5. Mối nguy: là các nguyên nhân gây ra tổn thất.
  6. Nguy cơ, rủi ro: là các đối tượng chịu kết quả, có thể được hoặc mất.

# Get start

Nếu đây là lần đầu tiên tổ chức/ đơn vị của bạn thực hiện quả trị rủi ro hoặc bộ phận hoàn toàn mới được thành lập thì bạn có thể áp dụng cách tiếp cận dưới đây để nhận diện các rủi ro của tổ chức.

  1. Chức năng nhiệm vụ

Khi một tổ chức/ một đơn vị được thành lập thì thông thường sẽ kèm theo một bảng Chức năng - Nhiệm vụ để liệt kê khả năng, giới hạn và các công việc cần hoàn thành của tổ chức/ đơn vị đó. Nói cách khác, từ tài liệu Chức năng - Nhiệm vụ chúng ta sẽ tìm được đầu ra của đơn vị đó.

Sau đó, tương ứng với mỗi đầu ra, ta sẽ liệt kê tất cả các yếu tố có thể tác động đến đầu ra.

  1. Quá trình/ Quy trình

Bên cạnh Chức năng - Nhiệm vụ, đầu ra cũng được liệt kê rất rõ trong quá trình (một phần nào đó là quy trình). Do đó, căn cứ vào đầu ra của quá trình để phân tích rủi ro cũng là một cách tiếp cận tốt.

WARNING

Không nên khởi đầu phân tích từ Mô tả công việc của các nhân viên. Nhiều đơn vị sẽ có sơ đồ tổ chức không tốt và phân công công việc không rạch rồi nên nếu dựa vào Mô tả công việc của nhân viên thì bảng phân tích sẽ rối ren và chồng chéo.

# Factor

Xem xét các khía cạnh sau và tìm các rủi ro tác động đến kết quả hoặc đầu ra. Trước tiến cần liệt kê các nguồn rủi ro tác động đến đơn vị:

# Nguồn rủi ro

  1. Môi trường vật chất:
  • Mưa bão.
  • Động đất.
  • Hạn hán.
  1. Môi trường xã hội:
  • Chuẩn mực giá trị.
  • Hành vi của con người.
  • Cấu trúc xã hội.
  1. Môi trường chính trị:
  • Mô hình mua sắm công.
  • Cơ cấu cơ quan quản lý.
  • Ngân sách danh cho y tế.
  1. Môi trường pháp luật:
  • Luật dược.
  • Quy định đấu thầu, quản lý giá, quản lý kinh doanh dược...
  1. Môi trường hoạt động:
  • Tuyển dụng, sa thải.
  • Khuyến mãi.
  • Sản xuất.
  • Kinh doanh quốc tế.
  1. Môi trường kinh tế:
  • Lạm phát.
  • Suy thoái kinh tế.
  • Tín dụng.
  1. Nhận thức:
  • Nhận thức của người dân.

# Mối nguy

Khủng hoảng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, và chúng thường liên quan đến tính chất đặc thù kinh doanh riêng của từng tổ chức.

  • Tai nạn và những hiểm họa thiên nhiên,
  • Môi trường và sức khỏe
  • Sự cố kỹ thuật
  • Những thế lực thị trường và kinh tế
  • Nhân viên tệ hại

TIP

Một biện pháp để xác định mối nguy là tự đặt bản thân vào vị trí một kẻ phá hoại và tự hỏi "Tôi có thể làm gì để phá hoại công ty này".

# QTM analysis

Ứng dụng các kiến thức trên vào hoạt động nhận diện rủi ro trong hoạt động của phòng QTM gồm 2 quá trình: phát triển sản phẩm và quá trình marketing

# Quá trình phát triển sản phẩm

  1. Rủi ro pháp lý
  • Rủi ro đăng ký thuốc: Cục QLD từ chối đăng ký thuốc vì (1) nguồn gốc xuất xứ bài thuốc không rõ ràng; (2) chưa thực hiện nghiên cứu lầm sàng theo quy định.
  • Rủi ro kê khai giá: Cục QLD không chấp nhận giá thuốc kê khai vì định giá chưa phù hợp.
  • Rủi ro vi phạm sở hữu trí tuệ: dính đến các vụ tranh chấp/ kiện tụng liên quan đến sở hữu trí tuệ vì (1) sử dụng toàn bộ hoặc một phần công thức/ thiết kế được bảo hộ; (2) đối thủ cạnh tranh tung ra sản phẩm tương tự đến mức gây nhầm lẫn khi sản phẩm được thị trường đón nhận và thành công; (3) sử dụng hình ảnh có bản quyền mà chưa xin phép trong các tài liệu thiết kế của công ty.
  • Rủi ro đăng ký quảng cáo: Cục QLD từ chối xác nhận nội dung quảng cáo vì (1) vi phạm quy định về quảng cáo; (2) đưa nội dung chưa được bình duyệt vào nội dung quảng cáo (hay nói cách khác là tài liệu tham khảo không đủ độ tin cậy).
  1. Rủi ro cạnh tranh
  • Rủi ro gia nhập thị trường: đối thủ tung sản phẩm (1) công thức tương tự; (2) thiết kế tương tự; (3) công dụng tương tự.
  • Rủi ro giá bán: đối thủ thay đổi chiến lược định giá.
  • Rủi ro ngân sách: đối thủ thay đổi ngân sách marketing.
  • Rủi ro đấu thầu: sản phẩm không trúng thầu vì không có điểm đặc biệt khi so với các đối thủ cạnh tranh khác.
  1. Rủi ro kinh tế
  • Rủi ro sản phẩm: sản phẩm không được thị trường chấp nhận vì (1) không đáp ứng yêu cầu điều trị; (2) không tiện lợi khi sử dụng; (3) định giá không phù hợp.
  • Rủi ro thị trường: độ lớn thị trường quá nhỏ không đủ độ lớn để thu lại lợi ích kinh tế.
  • Rủi ro nguyên vật liệu: không thẻ mua đủ nguyên vật liệu vì (1) cung ứng thất thường; (2) nhu cầu thị trường thay đổi thất thường; (3) ngày càng khan hiếm do nguyên vật liệu thuộc nhóm khan hiếm.
  1. Rủi ro quản lý
  • Rủi ro trình dược viên: trình dược viên không mằn mà bán hàng đối với sản phẩm này.

# Quá trình marketing

  1. Rủi ro brainding
  • Xác định phân khúc, định vị, khách hàng mục tiêu sai.
  • Lựa chọn kênh tiếp cận khách hàng sai.
  • Lựa chọn thông điệp sai.
  1. Rủi ro trade marketing
  • Rủi ro kích hoạt thương hiệu: thương hiệu không thể kích hoạt và tiếp cận thị trường mục tiêu.
  • Rủi ro khuyến mại: các chương trình khuyến mãi không giúp kích thích thị trường.
  1. Rủi ro truyền thông
  • Rủi ro tiếp cận: các chương trình truyền thông không thể truyền thông điệp đến đúng đối tượng, đúng thời điểm, đúng thông điệp.
  • Rủi ro ngân sách: phân bổ ngân sách không hợp lý dẫn tới phần lớn ngân sách phân bổ vào các chiến dịch không hiệu quả.
  • Rủi ro sự phát triển: công nghệ phát triển quá nhanh khiến cho doanh nghiệp không thể/ không đủ nhanh nhạy trong việc ứng dụng các công nghệ mới trong truyền thông.
  1. Rủi ro quảng cáo
  • Rủi ro kênh quảng cáo: kênh quảng cáo được chọn không tối ưu và không mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.
  • Rủi ro thông điệp quảng cáo: nội dung quảng cáo không phù hợp với người xem nên không thể chuyển đổi.
  1. Rủi ro quản lý
  • Rủi ro triển khai: các hoạt động marketing triển khai không đạt yêu cầu dẫn tới lãng phí ngân sách.
  • Rủi ro thuế: hồ sơ chứng từ không hợp lý dẫn đến khoản chi không được xem là hợp lý, hợp lệ.
  1. Rủi ro chăm sóc khách hàng
  • Rủi ro tư vấn: nội dung truyền tải đến người tiêu dùng (1) không thuyết phục; (2) không đủ thông tin; (3) không đồng nhất.
  • Rủi ro nhận thức: khách hàng không nhận thức được hết các quyền lợi mà họ đã nhận từ công ty.