# Vi phạm sở hữu trí tuệ
# Mức độ
Có 2 mức độ vi phạm trong sở hữu trí tuệ:
- Cạnh tranh không lành mạnh.
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
# Xử lý vi phạm
Để xử lý, tùy theo mức độ vi phạm và quy mô vi phạm mà có thể áp dụng một trong các hình thức xử lý như sau:
# 1. Khuyến cáo
Công ty sẽ liên hệ với bên vi phạm và yêu cầu tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm. Hai bên có thể tự thương lượng các biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại sao cho dung hòa lợi ích của đôi bên. Bản chất của phương pháp này là thương lượng nên tùy thiện chí của đôi bên, nếu một bên không hợp tác hoặc hai bên không có cùng tiến nói chung thì xem xét xử lý bằng các biện pháp khác.
Recommand
Nên thực hiện khuyến cáo trong trường hợp Cạnh tranh không lành mạnh. Các trường hợp khác vẫn có thể thực hiện khuyến cáo (nhưng không được ưu tiên) chỉ khi quy mô vi phạm nhỏ, thiệt hại đối với công ty không nhiều.
Recommand
Công ty có thể tự thực hiện thủ tục Khuyến cáo hoặc thông qua đại diện pháp luật. Trong cả 2 trường hợp đều nên thực hiện giám định để có căn cứ pháp lý.
# 2. Hành chính
Công ty có quyền yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện một số biện pháp hành chính đối với bên vi phạm như:
- Tịch thu tang vật,
- Ra quyết định xử phạt hành chính,
- Buột thu hồi/ tiêu hủy sản phẩm vi phạm,
- Xin lỗi công khai.
Các cơ quan hành chính có thẩm quyền xử lý gồm:
- Quản lý thị trường,
- Thanh tra Bộ/ Sở Khoa học & Công nghệ,
- Thanh tra Bộ/ Sở Thông tin & Truyền thông,
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/ huyện,
- Hải quan (nếu liên quan xuất nhập khẩu).
Recommand
Phương pháp xử lý hành chính có thể được thực hiện trong trường hợp xâm phạm quyền.
Hồ sơ chuyển cho các cơ quan hành chính để xử lý bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu,
- Kết quả giám định,
- Hồ sơ của đối tượng vi phạm, bao gồm:
- Mẫu đối tượng vi phạm,
- Thông tin công ty vi phạm,
- Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng vi phạm,
- Nhà máy, kho hàng, cửa hàng, nhà phân phối, nhà bán lẻ của đối tượng vị phạm,
- Chứng minh thiệt hại (sụt giảm doanh thu, sụt giảm uy tín...).
- Chi phí bồi dưỡng.
Sau khi đã lấy được Quyết định xử phạt của cơ quan hành chính, tiếp tục thực hiện một số bước như:
- Yêu cầu đơn vi vi phạm bồi thường,
- Đề nghị thanh/ kiểm tra toàn diện cơ sở vi phạm,
- Đề nghị rút giấy phép:
- Thu hồi quyết định đăng ký sản phẩm nếu vi phạm về độc quyền công thức.
- Thu hồi quyết định công bố sản phẩm nếu vi phạm về nhãn hiệu.
- Thu hồi quyết định đăng ký kinh doanh nếu vi phạm bảo hộ tên thương mại.
- Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nếu kinh doanh vượt thẩm quyền cho phép.
# 3. Dân sự
Đây là phương pháp khởi kiện ra tòa án dân sự. Bị đơn là đối tượng vi phạm khi không tuân thủ theo cam kết sau khi đã thực hiện biện pháp khuyến cáo, hoặc không thực hiện đúng quyết định xử phạt của cơ quan hành chính. Ngoài ra, bị đơn có thể một trong các cơ quan hành chính nếu giải quyết vụ việc không thỏa đáng. Chẳng hạn:
- Sở Kế hoạch & Đầu tư không rút giấy đăng ký kinh doanh (vi phạm tên thương mại).
- Quản lý thị trường không buột tiêu hủy toàn bộ sản phẩm theo quy định (vi phạm nhãn hiệu).
# 4. Hình sự
Khi vi phạm trên quy mô lớn và gây thiệt hại lớn cho công ty thì nên xử lý bằng biện pháp hình sự. Toàn bộ hồ sơ được chuyển cho cơ quan điều tra (công an/ hải quan) để thực hiện điều tra và khởi tố vụ án. Nên kết hợp với truyền thông đưa tin về vụ việc để tránh gây hiểu lầm cho người dân.
Recommand
Áp dụng biện pháp hình sự khi đối tượng vi phạm xâm phạm quyền một cách rõ ràng (nhãn hiệu trùng) với quy mô lớn đối với các nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam (chẳng hạn nhóm sản phẩm chủ lực).
# Quy trình
Quy trình xử lý vi phạm gồm 3 bước như sau:
- Giám định tại Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ.
- Thực hiện biện pháp xử lý (khuyến cáo, hành chính, dân sự, hình sự).
- Đánh giá hoạt động khắc phục hậu quả.
- Tiếp tục thực hiện biện pháp xử lý ở mức độ cao hơn nếu giải quyết chưa thỏa đáng.