# Process
Hoạt động của phòng marketing bao gồm một số quá trình sau:
# Target
Mục tiêu chuất lượng được xây dựng hàng năm để đảm bảo đầu ra của các quá trình ở trên.
Nên
- Mục tiêu chất lượng nên có sự tham gia của tất cả các quá trình chính, có sự tham gia của tất cả nhân sự.
- Mục tiêu chất lượng nên có tính thử thách. Có nghĩa là có thể đạt được nhưng không dễ để đạt được.
- Mục tiêu chất lượng nên là các chỉ số kết quả của toàn bộ hoạt động marketing:
- Mức độ hài lòng của khách hàng,
- Chỉ số sức khỏe thương hiệu,
- Chỉ số sẵn sàng giới thiệu (net promoter score),
Hoặc tập hợp của một vài chỉ số cấu thành quá trình marketing:
- Tỷ lệ tăng trưởng giá trị đơn hàng trung bình,
- Tỷ lệ tăng trưởng số lượng sản phẩm/ đơn hàng,
Không nên
- Mục tiêu chất lượng không nên là các chỉ số tài chính: danh thu, lợi nhuận...
Xem mục tiêu chất lượng hàng năm của phòng QTM.
# Risk management
Quản trị rủi ro cơ hội. Nguyên tắc tiếp cận dựa trên rủi ro (risk base), bất kỳ hoạt động nào tác động lên hệ thống quản lý đều phải được phân tích rủi ro cơ hội và đề ra các biện pháp quản lý rủi ro để đảm bảo đầu ra theo hoạch định.
- Phân tích rủi ro, cơ hội định kỳ theo SOP Quản lý rủi ro/ cơ hội.
- Khi xuất hiện điểm không phù hợp thì tiến hành hoạch định biện pháp sửa chữa, khắc phục, dự phòng theo quy định. Trước khi tiến hành thì phân tích các rủi ro, cơ hội của các biện pháp đó tác động đến hệ thống chất lượng như thế nào.
- Sau khi thiết lập mục tiêu chất lượng cần phân tích các yếu tố rủi ro/ cơ hội có thể tác động đến kết quả thực hiện mục tiêu và đề ra các biện pháp dự phòng cần thiết.
- Trước các hoạt động cải tiến cũng cần phân tích rủi ro cơ hội trước khi triển khai cải tiến.
Đo lường tần suất xuất hiện rủi ro.
# Evaluate
Đo lường, đánh giá dựa trên bộ OKR và KPI của các hoạt động chính của phòng marketing.
# Improve
Cải tiến
Develop →